Có những lúc khi làm việc, hàng tấn công việc dồn nén lại khiến bạn hoàn toàn quay cuồng với vì có quá nhiều thứ cần làm trong khi bạn thì hoàn toàn k biết phải bắt đầu xử trí ra sao. Với phương thức kể chuyện, sử dụng các ví dụ thực tế để có thể chỉ ra cách phân chia hợp lý trong công việc, một cuốn sách của tác giả Donna M.Gennet với tựa đề “Người giỏi không phải là người làm tất cả” mang đến nghệ thuật quản lý giúp vận hành công việc hiệu quả nhất.
[su_box title=”Mua Sách Người Giỏi Không Phải Là Người Làm Tất Cả” box_color=”#b80734″]
+ Mua ngay tại Fahasa
+ Mua ngay tại VinaBook giá ưu đãi
[/su_box]
Danh Mục
Tại sao nên đọc “Người giỏi không phải là người làm tất cả”?

Có phải rất nhiều lúc bạn bị deadline dè đến ngạt thở không? Công việc bạn dồn lại quá nhiều dường như muốn nuốt chửng bạn? Nhìn sang đồng nghiệp, họ vẫn nhàn nhã thư thái. Bất giác có lẽ bạn sẽ phải nhìn nhận lại bản thân tại sao lại như vậy? VNS cũng nhiều lúc như thế và bí quyết thoát khỏi nó chính là quyển sách “Người giỏi không phải là người làm tất cả”.
Cuốn sách này là quyển sách giúp bạn học được cách quản lý công việc hiệu quả hơn. Bạn không thể tìm được cách tối ưu lại hệ thống làm việc; không sáng tạo, thích nghi và đổi mới trong công việc; không biết cách quản lý bản thân và công việc thì bạn đang giết chết thời gian một cách vô ích.
Khi bắt tay vào công việc, điều bạn cần phải chuẩn bị chính là hiểu chính xác những gì bạn muốn hoàn thành; cần phải xác định rõ từng nhiệm vụ cần hoàn thành; cụ thể về cách bạn mong đợi mọi việc sẽ hoàn thành. Điều quan trọng nhất chính là bạn phải vạch rõ ràng khung thời gian.
Những điều đúc kết từ quyển sách

Trong “Người giỏi không phải là người làm tất cả”, Tiến sĩ Donna M. Genett sử dụng một câu chuyện thú vị về những người anh em họ giống hệt nhau là Jame và Jones để giới thiệu chương trình sáu bước để có thể ủy quyền hiệu quả. Để thực hiện tốt bạn phải biết phân chia công việc bạn sẽ tự tay làm và công việc để ủy quyền người khác làm. Nhờ đó tiết kiệm thời gian công sức mà đẩy nhanh tiến độ.
Tiếp đến là mô hình Ma trận quản lý thời gian Eisenhower. Trong đó sắp xếp các công việc theo mức độ quan trọng từ 1 đến 4 để hoàn thành. Tiếp đến là phương pháp làm việc nhóm phát triển Horenso. Trong đó bao gồm 3 bước là Hokoku: Nghĩa là báo cáo; Renraku: Trao đổi và Sodan: Hỏi ý kiến.
Ngoài ra quyển sách còn để lại nhiều ví dụ và áp dụng điển hình. Không những thế bên trên chỉ là một số phương pháp mà Review sách tâm đắc. Ở tác phẩm tác giả còn mang đến nhiều hơn các phương pháp thú vị khác.
Tổng kết

Cuốn sách này dành cho ai? Không chỉ người đã đi làm mà học sinh sinh viên trung cũng cần tìm hiểu. Nó giúp các bạn quản lý tốt các hoạt động học tập của mình.
Quyển sách không quá khó đọc, không nhiều thuật ngữ nên rất dễ tiếp thu. Các nguyên tắc được đặt ra đơn giản – xác định kỳ vọng, thời gian, thẩm quyền. Điều có thể suy ra từ cuốn sách là lỗi của ban quản lý nếu nhân viên thất bại trong một dự án. Đây là quyển sách được rất nhiều nhà quản lý, nhân viên ưa thích đọc và làm sách gối đầu giường cho chính bản thân mình.
[su_box title=”Mua Sách Người Giỏi Không Phải Là Người Làm Tất Cả” box_color=”#b80734″]
+ Mua ngay tại Fahasa
+ Mua ngay tại VinaBook giá ưu đãi
[/su_box]
Hy vọng với những gì tôi đúc kết ra được từ sách này, sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về cuốn sách “Người giỏi không phải là người làm tất cả”. Theo dõi thư viện sách của VNS để cập nhật sách hay nhé.